Hoạt động chung

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ CÁC TÌNH HUỐNG XẢY RA DỊCH BỆNH

16:02 | 13/02/2020 418

Kế hoạch ừng phó đối với các tình huống xảy ra dịch bệnh, viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona

     Căn cứ Chỉ thị số 06/CT-TTg, ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện số 01/CĐ-LĐTBXH, ngày 02/02/2020 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc tăng cường các biện pháp, phòng chống trước các diễn biến phúc tạp mới của dịch bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra; Chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 22/01/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV); Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 29/01/2020 của UBND thành phố Hải Phòng về việc ứng phó đối với các tình huống xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona trên địa bàn thành phố; Công văn số 329/SLĐTBXH-GDNN, ngày 06/02/2020 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về việc tăng cường các biện pháp, phòng chống trước các diễn biến phúc tạp mới của dịch bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.

     Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng xây dựng Kế hoạch ứng phó đối với các tình huống xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Triển khai nghiêm túc các giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) trong nhà trường, sẵn sàng ứng phó với các tình huống phòng, chống dịch theo yêu cầu của UBND thành phố;

- Phát hiện sớm trường hợp viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh trong cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên.

2. Các tình huống và mục tiêu cụ thể

2.1. Tình huống 1: Chưa phát hiện trường hợp bệnh tại Trường

Mục tiêu: Phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút Corona đầu tiên trong cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên (trường hợp nhiễm vi rút Corona từ vùng có dịch hoặc xuất hiện tại cộng đồng) để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cán bộ, giáo viên, học sinh sinh viên và cộng đồng.

2.2. Tình huống 2: Xuất hiện ca bệnh tại Trường

Mục tiêu: Khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cán bộ, giáo viên, học sinh sinh viên và cộng đồng.

2.3. Tình huống 3: Dịch lây lan nhiều ca bệnh tại Trường, cộng đồng

Mục tiêu: Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong trường và cộng đồng.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1. Tình huống 1: Chưa phát hiện trường hợp bệnh tại Trường

1.1. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, dự phòng

- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona và triển khai thực hiện;

- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của nhà trường chỉ đạo, triển khai hoạt động cụ thể: hướng dẫn giữ gìn sức khỏe để phòng lây nhiễm; theo dõi chăm sóc sức khỏe của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên; dự phòng, phát hiện trường hợp nghi ngờ bệnh của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên;

- Chỉ đạo các phòng, khoa triển khai các hoạt động tổng vệ sinh, khủ trùng và các hoạt động phòng, chống dịch trong trường và cộng đồng;

- Tổ chức thường trực, giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ, tiếp xúc gần trong cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên;

- Thiết lập, duy trì công tác thường trực phòng, chống dịch tại Trường nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ trong học sinh, sinh viên và giáo viên;

- Tổ chức hướng dẫn về giám sát, phát hiện ca bệnh, biện pháp phòng tránh theo Quyết định số 181/QĐ-BYT của Bộ Y tế v/v “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV)”;

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo Thông tư 54/2015/TT-BYT về hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

1.2. Công tác truyền thông

- Cung cấp các thông điệp truyền thông, khuyến cáo và hướng dẫn về phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) của Bộ Y tế, Sở Y tế thành phố, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tới cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên nhận thức đúng về dịch bệnh, chủ động tự thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho gia đình và cộng đồng trên bảng tin và trang thông tin điện tử của nhà trường;

- Hướng dẫn cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên tự theo dõi tình trạng sức khỏe và chủ động liên hệ với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch nhà trường;

- Cung cấp danh sách và số điện thoại của cán bộ y tế thường trực phòng, chống dịch tại trường.

1.3. Công tác phát hiện, xử lý trường hợp nghi ngờ, tiếp xúc gần

Ca nghi ngờ là trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, với các biểu hiện sốt, ho, có thể có khó thở và có một trong các yếu tố dịch tễ sau:

- Có tiền sử đến/ở/về từ vùng có dịch trong vòng tối thiểu 14 ngày trước khi khởi phát bệnh; hoặc:

- Tiếp xúc gần với trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV:

+ Cán bộ, giáo viên, học sinh sinh viên tiếp xúc trường hợp bệnh trong cộng đồng hoặc trong quá trình làm việc, học tập tại trường;

+ Người cùng làm việc trong khoảng cách gần hoặc ở cùng phòng với trường hợp bệnh xác định;

+ Người ngồi trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp xác định bệnh;

+ Người sống trong cùng gia đình với trường hợp bệnh xác định.

- Lập danh sách các trường hợp tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe tối thiểu trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Nếu có xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở…) thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời;

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng như: súc miệng bằng nước sát khuẩn. Hạn chế đến nơi tụ họp đông người để phòng lây bệnh cho người khác;

- Các khoa, phòng chức năng tổ chức lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày tại đơn vị như: dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà... bằng hóa chất tẩy rửa thông thường.

1.4. Công tác hậu cần

- Kiểm tra, rà soát các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống dịch tại trường;

- Dự trù kinh phí, phương tiện, hóa chất, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn thông thường (xà phòng, nước javen...) phục vụ cho công tác phòng chống dịch; kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra;

- Dự trù kinh phí hỗ trợ người tham gia phòng, chống dịch bệnh.

2. Tình huống 2: Xuất hiện ca bệnh tại Trường

2.1. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, dự phòng

- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của nhà trường tăng cường chỉ đạo triển khai truyền thông phòng, chống dịch bệnh, giám sát, phát hiện tại Trường;

- Theo dõi sát diễn biến tại Trường, đánh giá tình hình hàng ngày, tham mưu với lãnh đạo Trường và phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thành phố để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch;

- Thường xuyên báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thành phố và triển khai thực hiện các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thành phố;

- Tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý ổ dịch khi xuất hiện trường hợp bệnh đầu tiên, không để lan rộng theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thành phố;

- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại trường; phân công cán bộ tham gia, hỗ trợ xử lý ổ dịch khi có yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố.

2.2. Công tác truyền thông

Cập nhật bổ sung các thông điệp truyền thông, tài liệu truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch của ngành Y tế trên bảng tin và trang tin điện tử của nhà trường để cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên biết và thực hiện.

2.3. Công tác phát hiện, xử lý

- Thông báo ngay ca nghi ngờ bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời;

- Tiếp tục duy trì công tác phát hiện, xử lý trường hợp nghi ngờ, tiếp xúc gần với ca bệnh trong cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên;

- Thực hiện nghiêm ngặt chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố trong việc kiểm soát phòng lây lan rộng;

- Sử dụng dung dịch khử khuẩn có chứa Clo hoạt tính hoặc dung dịch pha từ hóa chất chứa Clo với nồng độ 0,25%-0,5% để khử trùng những nơi tiếp xúc với ca bệnh xác định.

2.4. Công tác hậu cần

Căn cứ vào tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, xin hỗ trợ kinh phí cho triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch lan rộng.

3. Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng

3.1. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, dự phòng

- Báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh hàng ngày, tổ chức thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của Ban Chỉ đạo Thành phố về phòng, chống dịch đến từng cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên;

- Tăng cường giám sát phát hiện các ca bệnh nghi ngờ, tiếp xúc mới;

- Thường trực phòng chống dịch tại Trường (tùy theo diễn biến thực tế);

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo dịch theo quy định.

3.2. Công tác truyền thông

- Cập nhật bổ sung các thông điệp truyền thông, tài liệu truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế, Sở Y tế tới cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên biết và thực hiện trên bảng tin và trang tin điện tử của Trường.

3.3. Công tác phát hiện, xử lý

- Tiếp tục duy trì công tác giám sát phát hiện, xử lý trường hợp nghi ngờ, tiếp xúc gần trong cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên;

- Thực hiện nghiêm ngặt chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố trong việc kiểm soát phòng lây lan rộng;

- Phân công cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố.

3.4. Công tác hậu cần

Căn cứ vào tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, xin hỗ trợ kinh phí đáp ứng yêu cầu triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo

- Là đơn vị đầu mối, chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Trường trong xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện, bổ sung kế hoạch với các phương án cụ thể đối phó với tình  huống chống dịch. Thường xuyên cập nhật thông tin kịp thời từ Ban Chỉ đạo cấp trên báo cáo lãnh đạo nhà trường và thông tin đến cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên;

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra giám sát các đơn vị, cá nhân trong Trường triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh;

- Chỉ đạo công tác giám sát, phát hiện, cách ly, xử lý, hỗ trợ vận chuyển các trường hợp nghi ngờ;

- Tổng hợp nhu cầu trang thiết bị, hóa chất, kinh phí... đảm bảo công tác phòng, chống dịch;

- Phân công cán bộ thường trực phòng chống dịch hàng ngày;

- Tổ chức họp Ban Chỉ đạo ít nhất 1 lần/tuần (15h30 chiều thứ Sáu hàng tuần) hoặc đột xuất khi có tình huống bất thường xảy ra.

2. Phòng Tổ chức-Hành chính và phòng Quản trị-Đời sống

- Thực hiện các yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch;

- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, hóa chất sát khuẩn, khẩu trang... phục vụ cho công tác phòng, chống dịch;

- Dự trù, bổ sung kinh phí đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định.

3. Phòng Đào tạo, Phòng Công tác HSSV

- Thực hiện các yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch;

- Triển khai hoạt động đào tạo theo kế hoạch, xây dựng lịch giảng dạy hàng tuần phù hợp với tình hình dịch tại địa phương và nhà trường; xây dựng Kế hoạch, tổ chức học bù cho HSSV đảm bảo hoàn thành Chương trình đòa tạo năm học 2019-2020.

- Tổ chức lịch thi kết thuc môn học, mô đun theo kế hoạch đã phê duyệt, bố trí phòng thi hợp lý đảm bảo nguyên tắc phòng, chống dịch theo quy định;

- Tuyên truyền, hướng dẫn cho học sinh sinh viên thực hiện các yêu cầu về chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch của Ban Chỉ đạo nhà trường;

- Phối hợp với khoa tổ chức cho học sinh sinh viên tham gia các hoạt động phòng, chống dịch tại Trường khi có yêu cầu.

4. Phòng Công nghệ thông tin

- Cập nhật bổ sung các thông điệp truyền thông, tài liệu truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch của Bộ Y tế, UBND thành phố, Sở Y tế, Sở LĐTBXH thành phố tới cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên biết và thực hiện;

- Thông báo diễn biến, tình hình dịch bệnh hàng ngày trên thế giới, tình hình dịch bệnh ở Việt Nam, ở Hải Phòng và các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên bảng tin và trang tin điện tử của nhà trường;

- Giám sát công tác truyền thông; phòng, chống dịch tại Trường.

5. Các khoa trong trường

- Thực hiện các yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch;

- Triển khai thực hiện hoạt động chuyên môn theo kế hoạch của nhà trường. Phân công cán bộ, giáo viên tham gia thường trực giám sát, phát hiện các trường hợp nghi ngờ, tiếp xúc gần với ca bệnh tại Trường;

- Quản lý, hướng dẫn, giám sát học sinh sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp.

    Trong quá trình thực hiện có vướng mắc và báo cáo kịp thời những trường hợp bất thường về Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch nhà trường xem xét giải quyết (Đ/c Cao Anh Tuấn SĐT 0989094726; Đ/c Nguyễn Thị Phương Thảo SĐT 0766450369./.

 

QUY TRÌNH XỬ LÝ PHÒNG CHỐNG DỊCH  nCoV, TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG

1. Ca nghi ngờ:(Phát hiện sớm ca nghi ngờ tại trường)

- Chuyển tới Phòng Y tế Cơ quan

- Báo cáo cán bộ y tế thường trực

Cán bộ y tế thường trực:

- Khai thác thông tin tiền sử bệnh

- Báo cáo Thường trực Ban PCD Nhà trường (Thầy Tuấn, Cô Thảo, Thầy Đát)

- Báo cáo Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố (BS Chính – Giám đốc SĐT: 0978789499

+ Khám tại CSYT

+ Theo dõi cách ly; CSYT/tại nhà 14 ngày

Kết quả ÂM TÍNH

+ Đi học trở lại khi hết triệu chứng

Kết quả DƯƠNG TÍNH

+ NHẬP VIỆN

Cán bộ y tế CQ: Khử khuẩn, vệ sinh Phòng Y tế, các trang thiết bị trong Phòng Y tế (ngay sau khi chuyển bệnh nhân đi)

2. Ca nghi ngờ ngoài trường: (Ở nhà trọ)

Cán bộ y tế thường trực:

- Hỏi, khai thác thông tin

- Báo cáo Thường trực Ban PCD Nhà trường(Thầy Tuấn, Cô Thảo, Thầy Đát)

- Báo cáo Trung tâm Y tế Quận/Huyện nơi HSSV cư trú/tạm trú

- Đường dây nóng TTYT dự phòng thành phố

- Khám tại CSYT

- Theo dõi cách ly  CSYT/tại nhà 14 ngày

Kết quả ÂM TÍNH

Đi học trở lại khi hết triệu chứng

Kết quả DƯƠNG TÍNH

NHẬP VIỆN

     3. Ca xác định 

           Khi có ≥1 trường hợp học sinh/sinh viên đã được xác định nhiễm nCoV:

              - Cho học sinh/sinh viên lớp có trường hợp dương tính với nCoV nghỉ học.

              - Cách ly, theo dõi tại nhà (nơi trọ) toàn bộ học sinh/sinh viên lớp trên.

              - Lập danh sách, số điện thoại liên hệ toàn bộ học sinh/sinh viên lớp trên.

         - Thực hiện chỉ đạo của Ban Phòng chống dịch Thành phố.

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: