Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế


Địa chỉ :187 Tôn Đức Thắng, An Đồng, An Dương, Hải Phòng
Điện thoại :(+84.0225) 3929663/3835907
Email :daotaocdcnhp@gmail.com
Trưởng phòng
ThS. Trần Cao Phi
Phó Trưởng phòng
ThS. Đỗ Đức Tuân

Chức năng:

Chủ trì, phối hợp với các Phòng chức năng, các Khoa, Bộ môn tham mưu giúp Ban Giám hiệu nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý hoạt động đào tạo và phát triển đào tạo trong Trường. Phụ trách quản lý khoa học, thư viện và công tác hợp tác quốc tế.

Chủ trì, phối hợp với các Phòng chức năng, các Khoa, Bộ môn tham mưu cho Ban giám hiệu thực hiện công tác Khảo thí và kiểm định, đảm bảo chất lượng của nhà trường theo các quy định của Bộ LĐ-TB&XH. Thực hiện các nhiệm vụ về công tác Khảo thí và kiểm định, đảm bảo chất lượng, các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu giao.

Nhiệm vụ:

1- Quản lý chương trình đào tạo:

- Xây dựng cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của các ngành học của Trường. Tổ chức thẩm định chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khoá, năm học, học kỳ.

- Nghiên cứu và đề xuất với Ban Giám hiệu quyết định các môn học, mô đun trong từng phần của chương trình đào tạo.

- Nghiên cứu và đề xuất với Ban Giám hiệu quyết định các bài giảng trên lớp, dạy học nhóm nhỏ và dạy tích hợp các môn học, mô đun.

- Giám sát việc thực hiện lịch giảng cho tất cả các môn học.

- Đánh giá 20% đơn vị học trình tự chọn để có những thay đổi phù hợp với từng giai đoạn.

2- Quản lý chất lượng dạy học:

- Giám sát hoạt động dạy học của giảng viên và giám sát khối lượng kiến thực sinh viên tiếp thu được trong khoá học.

- Thực hiện theo đúng các quy định về tổ chức đào tạo, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp các hệ đào tạo của Trường được nêu trong các quy chế:

 + Quy định tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017.

+ Các quy chế khác có liên quan.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai các phương pháp dạy học tích cực, đổi mới phương pháp dạy học.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá các phương pháp đánh giá sinh viên.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc biên soạn tài liệu phục vụ giảng dạy trong Trường.

- Tổ chức các Hội giảng, Hội học trong Trường.

- Theo dõi học sinh, sinh viên các khóa đã tốt nghiệp để rút kinh nghiệm cho công tác đào tạo và bồi dưỡng.

- Tham gia dự giờ, nắm bắt thực tế để có biện pháp bồi dưỡng giảng viên.

- Làm thủ tục cấp bằng tốt nghiệp, báo cáo sơ kết học kỳ và tổng kết năm học.

- Đầu mối tổ chức đào tạo kỹ năng nghề cho giáo viên.

3- Phối hợp với Phòng Tổ chức, hành chính- Quản trị, các khoa trong công tác quản lý giáo viên, cụ thể:

- Quản lý khối lượng công việc của các giảng viên bao gồm: các định mức lao động và chế độ cho giảng viên của Trường theo quy định (bao gồm cả xác nhận giờ giảng, thanh toán vượt giờ, học lại, thi lại).

- Quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên bao gồm: Quản lý giảng dạy, giáo án, giáo trình, lịch trình, công tác nghiên cứu khoa học, công tác đào tạo và bồi dưỡng giảng viên.

- Tham mưu Hội đồng Khoa học - Đào tạo đánh giá chất lượng giảng dạy trong việc tuyển dụng giảng viên mới.

- Đề xuất với Hiệu trưởng quyết định giảng viên thỉnh giảng, kế hoạch phát triển năng lực giảng viên, đào tạo giáo viên, công tác khuyến khích động viên, khen thưởng, kỷ luật giảng viên để xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của Trường.

4- Quản lý công tác tuyển sinh:

- Căn cứ nhu cầu thực tiễn của thành phố và thị trường lao động, xây dựng đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh cho các nghề phù hợp cho từng giai đoạn, trình Ban Giám hiệu xem xét làm căn cứ trình Bộ LĐ-TB&XH, UBND Thành phố Hải Phòng phê duyệt và triển khai thực hiện theo quyết định khi được phê duyệt.

- Tổ chức các kỳ tuyển sinh và thực hiện báo cáo Ban Giám hiệu theo đúng quy chế tuyển sinh đã được ban hành.

- Tiếp nhận sinh viên trúng tuyển theo các ngành đào tạo, kiểm tra hồ sơ trúng tuyển theo quy chế tuyển sinh. Xếp lớp học cho học sinh, sinh viên.

- Phối hợp với phòng Tài chính-Kế toán và các phòng, khoa ra thông báo học phí và các khoản đóng góp khác (nếu có).

5- Công tác liên kết đào tạo

- Tham mưu, đề xuất với Ban Giám hiệu công tác liên kết đào tạo, thực tập tại doanh nghiệp, đào tạo theo địa chỉ, đúng chức năng, nhiệm vụ của nhà trường và quy định của pháp luật. Soạn thảo các hợp đồng đào tạo với các cơ sở liên kết đào tạo và người học.

- Phối hợp với các phòng, khoa triển khai thực hiện liên kết đào tạo theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị.

6- Phối hợp với Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên trong quản lý công tác sinh viên, cụ thể:

- Phổ biến nhiệm vụ năm học và chương trình, mục tiêu, kế hoạch đào tạo, các nội quy, quy chế đào tạo của Bộ LĐ-TB&XH, của Trường theo quy định.

- Xếp loại học tập và rèn luyện cho học sinh, sinh viên theo học kỳ, năm học và toàn khoá học.

- Phát động, tổ chức cho học sinh, sinh viên của Trường tham gia các phong trào, hội thi.

- Bàn giao Hồ sơ HSSV cho phòng Công tác HSSV quản lý sau khi kết thúc tuyển sinh.

7- Công tác nghiên cứu khoa học:

- Làm thường trực Hội đồng Khoa học-Đào tạo của nhà trường. Làm đầu mối  xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và mô hình, thiết bị dạy học tự làm.

- Xây dựng các văn bản về quy chế, phương hướng, chủ trương về quản lý công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của Trường phù hợp với quy định của Nhà nước và thành phố, bồi dưỡng tiềm lực nghiên cứu khoa học của các đơn vị và cán bộ trong trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng.

- Xây dựng chương trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch hàng năm, kế hoạch đột xuất về nghiên cứu, triển khai đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.

- Xây dựng quy chế về quản lý cơ sở dữ liệu của các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học do Trường chủ trì, quản lý.

- Chỉ đạo triển khai, quản lý, giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của Trường, các hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc dự án do Trường quản lý và gắn kết các hoạt động nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo.

- Thực hiện quản lý, giám sát và đánh giá việc thực hiện các quy chế, chế độ nghiên cứu khoa học thống nhất trong toàn Trường. Phối hợp với các phòng khoa liên quan để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức tập huấn về công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển tiềm lực nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ của Trường, tổ chức và theo dõi các sinh hoạt chuyên đề.

- Là đầu mối phối hợp với các phòng ban liên quan tổ chức hội nghị, hội thảo về nghiên cứu khoa học hàng năm, các hoạt động khuyến khích nghiên cứu khoa học của cán bộ trẻ, sinh viên trong Trường, tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học thường kỳ, đột xuất nhằm đáp ứng thông tin về nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực hoạt động của trường.

- Thường trực Hội đồng khoa học - Đào tạo trong việc phê duyệt, nghiệm thu các đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến và mô hình, thiết bị dạy học tự làm. Đề xuất với Ban Giám hiệu tổ chức xét duyệt khen thưởng những đơn vị, cá nhân có các công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, có tính ứng dụng cao, có tính sáng tạo trong cải tiến kỹ thuật.

- Tổ chức truyền thông thông tin, quản lý việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học trong phạm vi toàn Trường

- Tổ chức Hội thảo nhằm ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào việc giảng dạy và học tập trong và ngoài Trường.

- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Tổ chức, hành chính-Quản trị và các khoa để lập kế hoạch, dự trù và sử dụng ngân sách phục vụ công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường theo quy định.

8- Công tác thư viện và ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và quản lý đào tạo:

- Xây dựng kế hoạch phát triển thư viện theo hướng hiện đại, phục vụ cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên trong Trường trong công tác dạy/ học.

- Phối hợp với các khoa, bộ môn trong việc lập kế hoạch hàng năm lựa chọn, bổ sung đầu sách, tạp chí, sách giáo khoa, sách tham khảo về các lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực đào tạo của trường để đáp ứng yêu cầu dạy/ học, và nghiên cứu khoa học.

- Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng phần mềm quản lý đào tạo; quản lý và cập nhật thông tin lên trang Web của trường.

- Xây dựng công cụ tra cứu, mục lục tra cứu, phối hợp với các cán bộ công nghệ thông tin xây dựng mạng lưới truy cập, tìm kiếm thông tin tự động hoá, cơ sở dữ liệu điện tử, tạo thuận lợi trong tra cứu sách, tài liệu cho cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên trong Trường.

- Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu và thông tin theo đề mục, chuyên đề rõ ràng, dễ hiểu, dễ tìm kiếm; tiến hành kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của thư viện; tiến hành thanh lý các tài liệu lạc hậu, hư nát, phục hồi các tài liệu cũ nát nhưng còn giá trị sử dụng theo quy định của cơ quan quản lý và của Trường.

- Tổ chức, tham gia các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước về lĩnh vực thông tin thư viện, hoạt động về nghiệp vụ với hệ thống thư viện trong cả nước, nhằm phát triển thư viện của Trường.

- Phối hợp với Phòng Công tác học sinh, sinh viên, Phòng Tổ chức Hành chính để có kế hoạch phục vụ, quản lý và thu hồi tài liệu trước khi học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường, ngừng học, thôi học, cán bộ, viên chức, giảng viên trong trường nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.

- Phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán triển khai dịch vụ in ấn, sao chụp tài liệu, quản lý phạt, đền tài liệu, kiểm kê, thanh lý tài liệu, trang thiết bị trong Thư viện.

- Phối hợp với các cán bộ công nghệ thông tin bảo trì hạ tầng công nghệ thông tin của Thư viện, kịp thời xử lý các sự cố như hệ thống máy tính, hệ thống truy cập tra cứu, phần mềm ứng dụng, v.v…

- Phối hợp với các cán bộ, giáo viên nghiên cứu khoa học về thu nhận, lưu trữ các tài liệu do Trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu của cán bộ, giảng viên trong trường, các tài liệu hội nghị, hội thảo, khoá luận, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng v.v…

- Tiến hành tiếp nhận, lưu trữ các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện trong và ngoài nước.

9- Hợp tác quốc tế:

- Dự thảo chủ trương, nội dung, kế hoạch hợp tác quốc tế ngắn hạn, dài hạn và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.

- Phối hợp với Phòng Tổ chức hành chính xây dựng kế hoạch quản lý và làm thủ tục đoàn ra, đoàn vào kịp thời theo các chương trình hợp tác quốc tế với Trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, đón tiếp và làm việc với khách quốc tế tại Trường về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Trường, đảm bảo an ninh chính trị theo quy định pháp luật hiện hành; ghi biên bản các hội nghị, hội thảo, cuộc gặp gỡ, làm việc, trao đổi có khách nước ngoài do Ban Giám hiệu chủ trì.

- Chủ động tìm kiếm, duy trì các mối quan hệ với đối tác trong và ngoài nước; tìm kiếm các đối tác, cá nhân có khả năng, uy tín trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành đào tạo của nhà trường, có thiện chí hợp tác với Trường, đề xuất với Hiệu trưởng thiết lập quan hệ hợp tác.

- Tổ chức tiếp nhận, xử lý, lưu trữ các tài liệu, văn bản liên quan đến các tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi đến theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.

- Phối hợp với cán bộ thư viện tiến hành tiếp nhận, xử lý và lưu trữ các tài liệu do các đơn vị trong và ngoài nước hợp tác với Trường biếu tặng, trao đổi.

- Quản lý các dự án hợp tác quốc tế đã được phê duyệt, và đang được thực hiện.

- Báo cáo tổng kết công tác hợp tác quốc tế từng học kỳ, từng năm.

- Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm về phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy/ học trong Trường trình Ban Giám hiệu phê duyệt.

- Xây dựng công cụ hỗ trợ điện tử nhằm đảm bảo điều kiện để các đơn vị chức năng, khoa, bộ môn trong Trường duy trì hoạt động, phối hợp với Ban biên tập thông tin Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng để cập nhật kịp thời thông tin trên các trang thông tin điện tử của Trường và các đơn vị trực thuộc.

- Tổ chức quản lý, khai thác tài nguyên thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, triển khai áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác đào tạo, dạy/ học, nghiên cứu khoa học và quản lý của Trường sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt.

- Phối hợp với Phòng Công tác học sinh, các khoa xây dựng kế hoạch, triển khai việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên trên máy tính.

- Quản lý duy trì hoạt động của Cổng thông tin điện tử của Trường, thu thập, lưu trữ, xử lý và cập nhật kịp thời các nội dung thông tin liên quan đến hoạt động của Trường trên Cổng thông tin điện tử khi có yêu cầu của Hiệu trưởng, đồng thời đảm bảo tính an toàn của những thông tin đó.

10- Công tác Khảo thí:

- Nghiên cứu các văn bản, quy định của Bộ LĐ-TB&XH về công tác khảo thí để xây dựng các quy định, quy trình, kế hoạch về khảo thí đảm bảo chất lượng trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện gồm những nội dung sau:

- Soạn thảo văn bản, quy định có liên quan đến công tác khảo thí của nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch năm học về việc thực hiện nhiệm vụ khảo thí và quy trình công tác khảo thí đúng qui chế của Bộ LĐ-TB&XH, đáp ứng yêu cầu chung của ngành LĐ-TB&XH và phù hợp với đặc thù của nhà trường nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo;

- Tham mưu cho Hiệu trưởng thành lập các hội đồng thẩm định nghiệm thu ngân hàng đề thi nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục;

- Tổ chức xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng đề thi hết mô đun, môn học) của trường nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả các kỳ thi;

- Thẩm định tính chính xác của việc chấm bài thi hết mô đun, môn học hoặc thi lại;

- Quản lý, lưu trữ và bảo mật đề thi, bài thi hết mô đun, môn học;

- Nhận bảng điểm từ các khoa, bộ môn, điểm mô đun, môn học, kiểm tra bảng điểm, xác nhận, lưu trữ;

- Đề xuất với Hiệu trưởng các biện pháp để thực hiện nghiêm túc các quy chế của Bộ LĐ-TB&XH về công tác thi và kiểm tra;

- Xây dựng quy hoạch chiến lược đổi mới công tác thi và kiểm tra, góp phần nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

- Yêu cầu các khoa, bộ môn thực hiện nghiêm túc các quy chế của Bộ LĐ-TB&XH, quy định của Hiệu trưởng về công tác thi và kiểm tra;

- Triển khai thực hiện đường lối, chính sách, các văn bản pháp quy về công tác khảo thí, kiểm định chất lượng của Bộ LĐ-TB&XH;

- Thực hiện tổng hợp và báo cáo định kì về công tác thi, kết quả các kì thi, đánh giá chất lượng đào tạo cho Hiệu trưởng theo yêu cầu của Nhà trường;

- Chủ trì việc tổ chức lớp tập huấn về công tác khảo thí;

- Tổ chức đi trao đổi, học tập kinh nghiệm ở các trường bạn về công tác khảo thí;

- Tham gia các lớp tập huấn chuyên môn của cấp trên và tổ chức tập huấn cho giáo viên trong trường về công tác khảo thí;

- Tổ chức thực hiện các kỳ thi (bao gồm cả thi lại), chấm thi, ra đề, in sao đề và vào điểm thi theo đúng quy chế và xây dựng quy trình và thực hiện việc kiểm tra thi hết mô đun, mô học;

- Tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng ban hành các quy định cụ thể về công tác thi và kiểm tra;

- Giám sát việc thực hiện các nội quy, quy chế về giảng dạy, học tập, thi và kiểm tra; Theo dõi các hoạt động giáo dục đối với học sinh, sinh viên nhà trường;

- Tiếp nhận và xử lý các đơn từ, hồ sơ, công văn liên quan đến công tác khảo thí;

- Phối hợp cùng với Phòng Công tác HSSV và phòng Đào tạo tổ chức xét lên lớp, lưu ban, thôi học cho các học sinh, sinh viên các hệ đào tạo của trường theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH; Xét khen thưởng, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên theo quy chế của Bộ và quy định của Trường;

11- Công tác kiểm định chất lượng:

- Thực hiện các nội dung về đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã được nêu trong bộ tiêu chí đánh giá chất lượng do Bộ LĐ-TB&XH ban hành;

- Tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về kiểm định chất lượng;

- Tiến hành các đợt khảo sát, điều tra phục vụ công tác kiểm định chất lượng;

- Thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp;

- Nghiên cứu các văn bản của Bộ LĐ-TB&XH về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

- Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ cho công tác tự đánh giá (Bảng hỏi, phiếu khảo sát, bảng thống kê, v.v…);

- Xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên; thiết kế phiếu thăm dò ý kiến của người học và phối hợp với phòng Tổ chức hành chính, các khoa, bộ môn để tổ chức lấy ý kiến người học nhận xét, đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên;

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giảng viên trong toàn trường về công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tự đánh giá;

- Tổ chức kiểm tra chất lượng giờ dạy của giảng viên theo quy định;

- Xây dựng kế hoạch năm học về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

- Chủ trì, thực hiện công tác tự đánh giá và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá và đề nghị đánh giá ngoài theo kế hoạch của nhà trường và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;

- Triển khai công tác tự đánh giá của nhà trường, thu thập, lưu trữ các tài liệu, minh chứng tự đánh giá phục vụ công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Bộ LĐ-TB&XH;

- Tham gia các lớp tập huấn về công tác đảm bảo chất lượng của Bộ LĐ-TB&XH; chủ trì lớp tập huấn cho cán bộ, giảng viên nhà trường về công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm ở các trường bạn về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

- Thực hiện khảo sát, điều tra học sinh, sinh viên về chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo và các điều kiện kiểm định chất lượng đào tạo của nhà trường;

- Nghiên cứu phát triển các chương trình đào tạo để tiến tới hội nhập quốc tế.

- Tiếp nhận và xử lý các loại đơn từ, hồ sơ, công văn liên quan đến công tác kiểm định chất lượng đào tạo.

12- Tham gia công tác Đảng đoàn thể và nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Danh sách cán bộ giảng viên

SttHọ và tênChức vụĐiện thoạiEmail
1ThS. Trần Cao PhiTrưởng phòng(+84.225) 3857318 - 0901574000phitranhp@gmail.com
2ThS. Đỗ Đức TuânPhó Trưởng phòng0225. 3835907
3Nguyễn Thị HàNhân viên0
4ThS. Nguyễn Thị Thu HoàNhân viên0